Tiếp thị & Pháp luật

Đỗ Văn Hiếu: Làm giàu không khó… hay làm hoài không khá?

  • Thứ bảy, 11:13 Ngày 26/01/2019
  • "Làm giàu liệu có dễ như mọi người nghĩ? Xin thưa, rất khó. Nhưng nếu kiên trì và có tài thì mọi thứ đều có thể đến”, Doanh nhân Đỗ Văn Hiếu khẳng định và nhớ lại câu chuyện khởi nghiệp của mình.

    Liệu khó… có ló cái khôn?

    Khởi nghiệp thật sự là điều khó khăn nhất mà doanh nhân Đỗ Văn Hiếu đã từng trải qua. Nó vừa thú vị, hạnh phúc nhưng cũng không thiếu những giọt nước mắt ở trên khóe mi. Trở lại, mười mấy năm về trước – từ bỏ vùng quê nghèo ở Miền Trung để vào Sài Gòn đi học. Vào thời điểm đó, đại học là con đường duy nhất để giúp cho bạn thành công. Nếu không đậu đại học thì coi như cánh cửa cuộc đời gần như hoàn toàn khép lại.

    Doanh nhân Đỗ Văn Hiếu tại giải bóng đá Hoàng Gia.

    Năm đó, Hiếu thi đậu vào trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM, ngành Quản trị - Marketing. Rời quê nghèo để vào Sài Gòn tráng lệ với ước mơ sẽ đổi đời. Một tháng nhận được “tiền lương” của gia đình, cầm trên tay vài trăm nghìn mà không sao cầm được nước mắt. Hiếu quyết định đăng ký xin việc làm để kiếm thêm thu nhập dùng trang trải cho việc đi học vừa không phải lấy tiền từ gia đình.  

    “Những ngày tháng ấy, vào mỗi buổi tối khi đi làm gia sư về, tôi cứ trầm ngâm bên khung cửa sổ của căn nhà trọ ọp ẹp, ẩm thấp, ở gần khu công nghiệp. Tôi nghĩ về sự bắt đầu trong cuộc đời mỗi con người. Tôi không chỉ muốn làm giàu cho bản thân mình mà còn muốn đóng góp một phần nhỏ cho sự phát triển chung của xã hội. Vì con người chính là chìa khóa mở nhiều cánh cửa đi vào nền vằn minh vật chất và văn minh tinh thần của nhân loại", DN Đỗ Văn Hiếu, bộc bạch tâm sự.

    Thời gian đi làm gia sư nhìn vào đôi mắt ngây thơ của những đứa học trò – trong lúc chăm chú nghe thầy giảng bài. Đôi mắt đó, càng thôi thúc cho Hiếu – phải làm điều gì đó cho ngành giáo dục, để cho những đứa trẻ có thể: “Ngoan hơn, thông minh hơn, học giỏi hơn”. Hiếu còn nhớ, Alber Einstein nói một câu bất hủ: Động lực khiến cho một con người làm việc say mê như một tín đồ sùng đạo hay một người yêu say đắm, đó là nỗ lực mỗi ngày hoàn toàn không hề có chủ định trước, mà xuất phát từ trái tim. Chính từ những xuất phát điểm như vậy, nên sau này Hiếu đã mở ra Hệ Thống Giáo Dục Royal International School, có 9 cơ sở chi nhánh và nhận hơn 1000 học viên – với hơn 6 bộ môn chủ đạo, bao gồm: Cờ vua, mỹ thuật, bóng đá, âm nhạc, mỹ thuật, ngoại ngữ… Với định hướng: Cùng Học, Cùng Vui, Cùng Chơi.

    “Vào thời điểm khởi nghiệp, Hiếu chưa bao giờ nghĩ có thể làm được nhiều thứ cho ngành giáo dục đến như vậy”, DN Đỗ Văn Hiếu kể.

    Những người thầy đầu tiên…

    Sau khi ra trường, Hiếu tạm gác việc làm gia sư và tập chung vào chuyên môn chính của mình hơn. Tấm bằng, Quản Trị - Marketing đã giúp ích cho Hiếu khá nhiều khi bắt đầu công việc đầu tiên của mình: Kinh doanh BĐS. Do chưa có nhiều kinh nghiệm nên ban đầu Hiếu gặp khá nhiều khó khăn trong công việc của mình. May mắn đầu đời của Hiếu là được gặp vị Giám Đốc Công ty – chính là phụ huynh của đứa bé mà Hiếu đã từng đến nhà dạy học khi còn là sinh viên.  Trong những lúc khó khăn, vị Giám Đốc luôn động viên hiếu bằng câu nói nằm lòng: “Thường thì cái khó sẽ bó cái khôn, còn cái khôn phải lâu lắm mới ló”. Quả đúng như vậy, giữa bài học lý thuyết và việc kinh doanh BĐS rất khác xa nhau. Thời ấy, người ta tìm kiếm thông tin mua bán BĐS qua những mảng rao vặt trên báo. Chứ không như bây giờ tất cả mọi thứ người ta đều có thể kinh doanh trực tuyến: Tức là kinh doanh tiếp thị ứng dụng công nghệ trực tuyến vào tiếp thị và phân phối.

    Nhưng Hiếu học rất nhanh, nắm bắt mọi thứ. Ông trời không bao giờ phụ lòng người. Căn nhà mà Hiếu bán được đầu tiên là của một cặp vợ chồng đã khá già. Cụ già ngày xưa là lính bộ binh, có 3 người con – đều thành đạt. Sau khi các con ông lớn, cụ già đã dành cả tài sản của mình chia đều cho các con. Những đứa con của ông đều có nhà ở trung tâm thành phố. Số tiền còn lại, cụ mua một miếng đất để cất một căn nhà nhỏ ở ngoại ô Sài Gòn, với mục đích tận hưởng tuổi già. Hiếu nhớ mãi về ngày tháng ấy, nhớ mãi về đôi mắt mà ông cụ nhìn bà cụ thật yêu thương và trìu mến làm sao. Hôm đó, Hiếu đã khóc vì 2 điều: Một là, hạnh phúc vì thấy xung quanh mình nhiều điều tốt đẹp. Hai là, Hiếu đã vượt qua những giới hạn của chính bản thân mình. Giá trị thật của con người nằm ở lòng yêu thương. Nếu bạn nhân ái thì đó là sức mạnh để làm tốt tất cả mọi thứ trong cuộc sống này.

     

    Nghề nghiệp là mối lương duyên giữa bản thân mình và cuộc sống. “Người chọn nghề và sau đó nghề chọn người. Và khi nó chọn mình rồi thì bắt mình phải trả nợ nó cả cuộc đời khi nào chẳng biết”,  DN Đỗ Văn Hiếu bùi ngùi chia sẻ.

    Công việc đang thuận lợi thì công ty BĐS đang làm gặp một số khó khăn - khi bị cạnh tranh quyết liệt bởi các công cụ kinh doanh trực tuyến. Bữa hôm ấy, ông gọi Hiếu lên để trả tháng lương cuối cùng. “Người đàn ông có mái tóc đồi mồi, khóe mắt chân chim, nhưng đôi mắt đầy tinh tường nói với Hiếu rằng: Hãy quyết đoán và tận dụng mọi lợi thế của tuổi trẻ để đi tiếp con đường đã chọn”.  Khi đó, đôi mắt của ông rất u buồn, không che giấu được sự mệt mỏi ẩn chứa ở bên trong.

    Hiếu tiếp tục lao vào lĩnh vực kinh doanh BĐS, bằng phương thức: Kinh doanh và tiếp thị ngành BĐS. Với vốn hiểu biết được tích lũy từ công ty cũ, kiến thức học được ở trường đại học sau một thời gian ngắn Hiếu đã làm chủ cuộc chơi này. Hiếu nhanh chóng mua lại trang BĐS tương đối “hot” nhất thời bấy giờ.

    Từ một người đi làm thuê lấy bước đệm để trở thành ông chủ của một tập đoàn đa ngành.

    Doanh nhân Đỗ Văn Hiếu trong một sự kiện gần đây nhất.

    Khởi nghiệp tay trắng… thành ra đống nợ

    Những gì đã trải qua có nhiều lúc thăng trầm. Nhưng nghề BĐS đã chọn Hiếu như một may mắn từ ơn trên. Hiếu luôn tâm niệm: “Mọi cố gắng không có giới hạn sẽ mang lại những thành công không có giới hạn. Bây giờ có ai hỏi Hiếu: Làm giàu khó không? Hiếu sẽ trả lời ngay: “Rất khó, vì ai mà chẳng khởi nghiệp tay trắng mà đến khi thành công thì sẽ mang theo cả đống nợ”. Đúng, giờ Hiếu nợ nhiều lắm. Nợ ân tình người đã dẫn mình vào cái nghề khốc liệt này. Nợ người nhân viên, khách hàng niềm tin, nợ hơn 10.000 con người (10.000 = nhân viên + cộng tác viên + khách hàng) đang làm việc trực tiếp hoặc gián tiếp tại Công ty An Gia Lập Nghiệp.

    Hiện nay, họ đều đã đủ cơm ăn, áo mặc. DN Đỗ Văn Hiếu kể tiếp: “Trong thế giới của vật chất chia ra làm 2 phạm trù hết sức quan trọng: Con người và tha nhân. Mình muốn hạnh phúc thì phải đem tất cả ý chí, nghị lực, tấm lòng để phục vụ cho tha nhân. Từ đó, tha nhân sẽ trở nên có ích để phục vụ cho tiến trình hoàn thiện của xã hội con người”.

    Suốt khoảng thời gian dài lập nghiệp, đi từ tay trắng đến khi trở thành ông chủ của một Tập đoàn kinh doanh nhiều lĩnh vực: BĐS, Công nghệ Trực tuyến, Truyền thông, Xuất bản, Giáo dục, Giải trí, Thể thao…  Điều mà Hiếu luôn tâm niệm, theo câu nói của Che Guevara – nhà cách mạng lỗi lạc người Argentina rằng: Cuộc đời là một hành trình dài với rất nhiều mục đích theo đuổi. Tất nhiên bạn phải đeo bám lấy nó cho đến hơi thở cuối cùng. Nó chỉ ngừng lại khi bạn ngừng đi và đồng nghĩa với việc bạn đã chết.

    Chính vì lẽ đó, từ năm tháng khó khăn của thời sinh viên – vùng quê nghèo với hình ảnh người mẹ lúc nào cũng chờ con mỗi khi Xuân về đã ám ảnh lấy tâm trí của Hiếu. Nó mang ý nghĩa về tổ ấm, sự đoàn tụ. Mái nhà là sự đoàn viên cho những người con xa nhà.

    Hiếu đã biến những ám ảnh ảnh ấy thành hành động khi đầu tư cho dự án: Khu đô thị thương mại, dịch vụ - Biên Hòa City, với tổng diện tích quy hoạch lên đến 50ha, nơi sẽ cung cấp cho thị trường 1100 nền đất xây tự do, 700 nhà phố liền kề theo mẫu, và 150 biệt thự cao cấp. Vì Hiếu nghĩ – xây nhà là kiến tạo hạnh phúc, giúp người khác hiện thực hóa mơ ước mà nhiều người không làm được.

    TOP