Tiếp thị & Pháp luật

Doanh nghiệp BĐS trong “vòng xoáy” phục hồi nền kinh tế 2022

  • Thứ tư, 10:14 Ngày 18/05/2022
  • Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế Việt Nam trong quý I năm 2022 bối cảnh mới, mặc dù nền kinh tế đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhưng phục hồi còn yếu.
     

    Lấy lại niềm tin Doanh nghiệp
    Trước những diễn biến của tình hình thế giới đã tác động ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và các hoạt động kinh doanh, sản xuất của các DN trong việc duy trì phát triển ổn định. Đặc biệt là ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19 đã và đang để lại những tổn thất nặng nề.
    Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn có những mảng sáng, tia hy vọng mới để phục hồi nhanh chóng hơn. Cụ thể:
    Xuất nhập khẩu (XNK) tăng mạnh, củng cố  sự tin cậy quốc tế, các nhà đầu tư nước ngoài (FDI).
    Nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, bất ổn (lưu thông các nguồn lực) nhưng thế ổn định KTVM vẫn được giữ vững, kiểm soát lạm phát, lấy lại lòng tin từ các DN. 
    Ngân sách nhà nước (NSNN) vẫn thu – chi tốt, bất chấp khó khăn: Tổng thu ước đạt: 1.523,4 tỷ đồng. Tăng 180,1 nghìn tỷ, tổng chi ước đạt 1.839,2.

    Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, Việt Nam đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhưng phục hồi còn yếu.
    ● Tăng trưởng GDP và XNK phụ thuộc nặng hơn vào khu vực FDI.
    ● Hỗ trợ tài khoá quy mô nhỏ, cơ cấu chưa bảo đảm đúng mục tiêu ưu tiên.
    ● DN Việt kiệt sức: Khó đứng dậy nhanh, cần hỗ trợ mạnh
    ● Cầu thị trường suy yếu. NLĐ cần hỗ trợ khẩn cấp. Chuỗi cung ứng LĐ phục hồi khó khăn.
    ●Nguy cơ gia tăng nợ xấu NH.
    ●Các biến động và tác động khác thường (đấu giá đất – FLC trên TTCK).
    Nền kinh tế “HẬU COVID” tại Việt Nam và thế giới

    ● Nhu cầu phục hồi kinh tế  (KT) mạnh. Nhưng bất thường, bất ổn, bất trắc. Rủi ro và cơ hội thay đổi. Xu thế lạm và nguy cơ “đình lạm”.
    ● Trung Quốc là vấn đề: khác biệt với thế giới và xung đột luật chơi. Vấn đề ASEAN (CPC, đường sắt Lào, Myanma, Biển Đông với KTMTD Hải Nam).
    ● Chiến tranh Nga – Ukraina: Gia tăng đối đầu, thay đổi cấu trúc địa chiến lược biến động XH, thay đổi cấu trúc KT (dòng các nguồn lực, luật chơi toàn cầu, quyền lực tài chính và vai trò các TĐ công nghệ, …).

    Xu hướng của các cường quốc kinh tế thế giới:
    - Siết chặt cấm vận Nga, đẩy cuộc đấu đến “tới hạn” [làm Nga suy yếu không gượng dậy được
    - TQ “tọa sơn” và “chớp thời cơ”. Nền KT gặp khó khăn do CS “zero covid”.
    - Đối phó khủng hoảng năng lượng và khủng hoảng lương thực.
    - CSTT thắt chặt VS xu thế lạm phát tăng. Phân bổ lại dòng vốn.
    - Phát huy lợi thế VN: Nông nghiệp, Du lịch, thu hút đầu tư đẳng cấp, NLTT
    - Tái cấu trúc thị trường.
    VIỆT NAM NĂM 2022: DỰ BÁO NHIỀU TRIỂN VỌNG

    ● Xu hướng “tiêu dùng – trả thù”. Quyết tâm mở cửa.
    ● Yêu cầu cải cách thể chế tăng
    ● Nhu cầu xây dựng hạ tầng kết nối
    ●Nhu cầu KTS – Hạ tầng số - Đô thị thông minh
    ● BĐS Du lịch – BĐS Công nghiệp.
    ● “Đồng khởi” Quy hoạch “tích hợp”
    Triển vọng: Chương trình phục hồi 
    và phát triển 2022-2023
    ● Quan điểm: Phục hồi và PT (tận dụng thời cơ, thúc đẩy CC, “thay máu nền KT”, XD trụ cột, v.v): gói hỗ trợ đủ lớn, đủ dài, hành động quyết liệt so thế giới: quy mô gói + cách làm?  
    ● Nhưng: lo lạm phát + lo nguồn + khó thống nhất Chương trình cụ thể
    ● Thực tế: Gói cứu trợ 350.000 tỷ cho 2 năm, trong đó, CSTK 290.000 tỷ, 60.000 tỷ cho y tế. Lỡ “cơ hội Tết” + chậm mở cửa du lịch.
    ● Nền tảng KTVM tốt hơn nhiều. Nguy cơ lạm phát: cầu kéo và chi phí đẩy. Nỗ lực thu hút FDI và sức hấp dẫn DN Việt khởi nghiệp.

    Giải pháp nào phục hồi đối với DN BĐS
    Theo số liệu thống kê phân tích của Bộ KHĐT, tỷ trọng FDI vào lĩnh vực BĐS năm 2011-4T/2022 tăng ổn định. Trong đó FDI đăng ký vào lĩnh vực BĐS (triệu USD) luôn giữ mức ở 4 con số từ năm 2018 cho đến nay.
    Có thể kể đến năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng tác động từ dịch COVID-19 nhưng FDI đăng ký vào lĩnh vực BĐS đạt 4184 triệu USD. Chiếm 26,1 % tỷ trọng FDI cả nước.
    Trong bối cảnh phục hồi chung của nền kinh tế thì lĩnh vực BĐS cũng cần được khai thông tắc nghẽn đối với dòng vốn DN BĐS và kiểm soát một cách hợp lý.
    Để phục hồi mạnh mẽ DN BĐS cần lưu tâm huy động vốn từ các kênh khác (phát hành trái phiếu, chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu, chương trình ESOP, cổ phiếu quỹ, quỹ REIT, trái phiếu công trình, thuê tài chính…)
    Hướng tới minh bạch, chuyên nghiệp BĐS. Huy động vốn gắn với mục đích sử dụng vốn cụ thể.
    Nhìn chung nền kinh tế Việt Nam còn khó khăn do gặp phải nhiều tác động thị trường, tuy nhiên chúng ta vẫn kỳ vọng luồng sinh khí mới phục hồi cùng những sự bứt phá, vươn lên của các DN của Việt Nam.
    BTV - Hoàng Gia

     

     

     

  • TOP