Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo.
Gồm 05 Chương 74 Điều. Hiệu lực ngày 01/6/2021.
Các văn bản và quy định sau đây hết hiệu lực thi hành:
- Nghị định số 56/2006/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa;
(Nghị định số 75/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/9/2010 các quy định về hành vi vi phạm, hình thức và mức phạt trong các lĩnh vực văn hóa tại mục 3, mục 4, mục 5, mục 6, mục 7, mục 8, mục 9 và mục 10 chương II Nghị định số 56/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá-thông tin hết hiệu lực. Mục 1(hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thông tin báo chí, hình thức và mức phạt) và mục 2 (hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động xuất bản, hình thức và mức phạt) chương II Nghị định số 56/2006/NĐ-CP.
Nghị định số 02/2011/NĐ-CP ngày 06/01/2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí, xuất bản có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/02/2011. Nghị định này thay thế các quy định tại Mục 1, Mục 2 Chương II và Điều 52, 53 Mục 8 Chương II Nghị định số 56/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa - thông tin. Các quy định trước đây của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương trái với Nghị định này đều bị bãi bỏ.
Nghị định số 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản, hiệu lực ngày 01/01/2014 bãi bỏ toàn bộ Nghị định số 02/2011/NĐ-CP. Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản, hiệu lực ngày 01/12/2020, thay thế Nghị định số 159/2013/NĐ-CP , trừ trường hợp quy định tại Điều 43 Nghị định 159/2013/NĐ-CP.
- Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo (hiệu lực 01/01/2014, Nghị định số 75/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa; Nghị định số 16/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; Nghị định số 37/2012/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao … hết hiệu lực)
- Điều 2 Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo;
- Khoản 1 và khoản 3 Điều 23 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Gồm 05 điều: Điều 1 (phạm vi đều chỉnh), Điều 2 (đối tượng áp dụng), Điều 3 (biện pháp khắc phụ hậu quả), Điều 5 (quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức).
Điều 5. Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
1. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, điểm c khoản 4, điểm a khoản 5 và khoản 6 Điều 6; các điểm c, đ, e và g khoản 4 Điều 8; các khoản 1, 2 và 3 Điều 9; Điều 10; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
4. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương IV Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức gấp 2 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.
Chương II. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA
Gồm 07 mục, 27 điều.
Mục 1. Hành vi vi phạm về điện ảnh, gồm 05 điều (điều 6, 7,8,9, 10) về các vi phạm quy định về sản xuất phim; phát hành phim; phổ biến phim; lưu chiểu, lưu trữ, nhân bản, tàng trữ phim và hoạt động của Văn phòng đại diện của Cơ sở điện ảnh.
- Luật điện ảnh số 62/2006/QH 11 ngày 29/6/2006, hiệu lực 01/01/2007;
- Luật số 31/2009/QH12 ngày 18/6/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện ảnh số 62/2006/QH11, hiệu lực 01/10/2009;
- Nghị định số 54/2010/NĐ-CP ngày 21/5/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật điện ảnh số 62/2006/QH11 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện ảnh số 31/2009/QH12;
- Nghị định số 142/2018/NĐ-CP ngày 09/10/2018 của Chính phủ sửa đổi một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Thông tư số 15/2016/TT-BVHTTDL ngày 27/12/2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định kịch bản văn học đối với phim sử dụng Ngân sách nhà nước
- Thông tư số 03/2020/TT-BVHTTDL ngày 09/6/2020 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng lựa chọn dự án sản xuất phim có sử dụng Ngân sách nhà nước
Điện ảnh là loại hình nghệ thuật tổng hợp thể hiện bằng hình ảnh động, kết hợp với âm thanh, được ghi trên vật liệu phim nhựa, băng từ, đĩa từ và các vật liệu ghi hình khác để phổ biến đến công chúng thông qua các phương tiện kỹ thuật.
Hoạt động điện ảnh là hoạt động bao gồm sản xuất phim, phát hành phim và phổ biến phim.
Sản xuất phim là quá trình tạo ra tác phẩm điện ảnh từ kịch bản văn học đến khi hoàn thành bộ phim.
Phát hành phim là quá trình lưu thông phim thông qua hình thức bán, cho thuê, xuất khẩu, nhập khẩu.
Phổ biến phim là việc đưa phim đến công chúng thông qua chiếu phim, phát sóng trên truyền hình, đưa lên mạng Internet và phương tiện nghe nhìn khác.
Điểm b khoản 2 Điều 6: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi “Sản xuất phim có nội dung tiết lộ bí mật đời tư của người khác mà theo quy định của pháp luật phải được sự đồng ý của người đó nhưng không được sự đồng ý của người đó”. (Điều 21 Hiến pháp năm 2013, Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015; Khoản 2 Điều 46 Luật Giao dịch điện tử năm 2005; Điều 16 Luật An toàn thông tin mạng năm 2015; Khoản 5 Điều 9 Luật báo chí; Điều 21 Luật Công nghệ thông tin năm 2006; Điều 25 Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân; Luật An ninh mạng năm 2018; Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018, Luật tố cáo năm 2018, Điều 159 Bộ luật Hình sự năm 2015; Điều 17 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị…)
Mục 2. Hành vi vi phạm về hoạt động nghệ thuật biểu diễn, gồm 03 điều( Điều 11,12,13) về các vi phạm quy định về biểu diễn nghệ thuật, cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn; thi người đẹp, người mẫu; lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung nghệ thuật biểu diễn.
- Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn.
Biểu diễn ở tỉnh nào thì tỉnh đó cấp Giấy chấp thuận
* Về biểu diễn nghệ thuật
- Những trường hợp không cần làm Giấy đề nghị chấp thuận, chỉ cần thông báo:
(1) Tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị; biểu diễn nghệ thuật phục vụ nội bộ cơ quan và tổ chức. Người đứng đầu chịu trách nhiệm thực hiện theo kế hoạch đã phê duyệt.
(2) Tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí, nhà hàng không bán vé xem biểu diễn nghệ thuật
(Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức biểu diễn tiếp nhận thông báo của cơ quan, đơn vị trực thuộc các bộ, ban, ngành trung ương, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế.
Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tổ chức biểu diễn tiếp nhận thông báo của tổ chức cá nhân khác)
- Tổ chức biểu diễn nghệ thuật không trực tiếp trước công chúng được đăng tải trên hệ thống phát thanh, truyền hình và môi trường mạng do người đăng, phát chịu trách nhiệm.
- Các trường hợp còn lại phải Giấy đề nghị chấp thuận:
(Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật trong khuôn khổ hợp tác quốc tế của các hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn thuộc Trung ương, đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật thuộc Trung ương;
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật được tổ chức trên địa bàn quản lý không thuộc trường hợp quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
* Về thi người đẹp, người mẫu
- Trường hợp không cần làm văn bản đề nghị tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu, chỉ cần thông báo:
Cuộc thi dành cho tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nội bộ của cơ quan và tổ chức. Người đứng đầu chịu trách nhiệm thực hiện theo kế hoạch đã phê duyệt.
(Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tổ chức cuộc thi trước khi tổ chức tiếp nhận thông báo)
- Cuộc thi không trực tiếp trước công chúng được đăng tải trên hệ thống phát thanh, truyền hình và môi trường mạng do người đăng, phát chịu trách nhiệm.
- Các cuộc thi khác phải làm văn bản đề nghị tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu
(Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức cuộc thi cấp văn bản chấp thuận)
* Các hành vi vi phạm thường gặp:
- Thực hiện không đúng thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tổ chức biểu diễn nghệ thuật, tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị; phục vụ nội bộ cơ quan và tổ chức;
- Thực hiện không đúng thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí, nhà hàng không bán vé xem biểu diễn nghệ thuật.
- Tổ chức biểu diễn nghệ thuật, tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn không đúng nội dung ghi trong văn bản chấp thuận;
- Tẩy xóa, sửa chữa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung trong văn bản chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật, tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật;
- Không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tổ chức biểu diễn nghệ thuật, tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị; phục vụ nội bộ cơ quan và tổ chức;
- Không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí, nhà hàng không bán vé xem biểu diễn nghệ thuật.
- Tổ chức biểu diễn nghệ thuật, tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn mà không có văn bản chấp thuận;
- Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng văn bản chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật, tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn;
- Sử dụng văn bản chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật, tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn được cấp cho tổ chức, cá nhân khác;
- Thực hiện không đúng thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định cuộc thi người đẹp, người mẫu thuộc phạm vi quản lý nội bộ của cơ quan, tổ chức.
- Tổ chức thi người đẹp và người mẫu không đúng nội dung ghi trong văn bản chấp thuận;
- Không thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định cuộc thi người đẹp, người mẫu thuộc phạm vi quản lý nội bộ của cơ quan, tổ chức.
Mục 3. Hành vi vi phạm về tổ chức lễ hội; kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường; hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa cộng cộng, gồm 03 điều (Điều 14,15,16) về các hành vi vi phạm quy định tổ chức lễ hội; kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường và hoạt động văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng
- Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội;
- Nghị định số 54/2019/NĐ-CP ngày 19/6/2019 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường
- Nghị định số 178/2004/NĐ-CP ngày 15/10/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh phòng, chống mại dâm
"Đồi trụy" là sự thể hiện bằng hành động, bằng hình ảnh, bằng âm thanh lối sống ăn chơi, tiêu khiển thấp hèn, xấu xa, hư hỏng đến mức tồi tệ về đạo đức, trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
"Khiêu dâm" là hành vi dùng cử chỉ, hành động, hình ảnh, âm thanh gây kích thích ham muốn tình dục.
* Các hành vi vi phạm thường gặp:
- Không thành lập Ban tổ chức lễ hội theo quy định;
- Bán vé, thu tiền tham dự lễ hội;
- Tổ chức lễ hội theo quy định phải thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không thông báo;
- Tổ chức lễ hội không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc nội dung đã thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Tổ chức lễ hội theo quy định phải đăng ký mà không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Không mặc trang phục hoặc không đeo biển tên do người sử dụng lao động cung cấp.
- Không cung cấp trang phục hoặc không cung cấp biển tên cho người lao động.
- Không nộp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường, khi có quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Kinh doanh dịch vụ karaoke ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ đến 24 giờ mỗi ngày;
- Sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường.
- Kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường không bảo đảm diện tích theo quy định;
- Đặt chốt cửa bên trong phòng hát karaoke, phòng vũ trường;
- Không điều chỉnh giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường trong trường hợp thay đổi về số lượng phòng hoặc thay đổi chủ sở hữu;
- Kinh doanh dịch vụ karaoke không có giấy phép theo quy định;
- Sử dụng giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke của tổ chức, cá nhân khác để kinh doanh;
- Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke để kinh doanh.
- Treo, trưng bày tranh, ảnh, lịch hay đồ vật khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; kích động bạo lực tại cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trường, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng ăn uống, giải khát hoặc nơi hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng khác;
- Tổ chức các hình thức vui chơi giải trí ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ đến 24 giờ mỗi ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, điểm đ và điểm e khoản 4 Điều 8; điểm b khoản 5 và điểm e khoản 6 Điều 15; khoản 2 Điều 31 Nghị định này.
- Dùng các phương thức phục vụ có tính chất khiêu dâm tại cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trường, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng ăn uống, giải khát hoặc nơi hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng khác.
- Bao che cho các hoạt động có tính chất khiêu dâm, kích động bạo lực, đồi trụy, nhảy múa thoát y tại cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trường, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng ăn uống, giải khát hoặc nơi tổ chức hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng khác.
- Tổ chức cho khách nhảy múa thoát y hoặc tổ chức hoạt động khác mang tính chất đồi trụy tại cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trường, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng ăn uống, giải khát hoặc nơi tổ chức hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng khác.
Mục 4. Hành vi vi phạm về mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm, gồm 03 điều (điều 17,18,19) về các hành vi vi phạm quy định hoạt động mỹ thuật; hoạt động nhiếp ảnh; hoạt động triễn lãm.
- Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02/10/2013 của Chính phủ về hoạt động Mỹ Thuật
- Nghị định số 72/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về hoạt động nhiếp ảnh;
- Nghị định số 23/2019/NĐ-CP ngày 26/02/2019 của Chính phủ về về hoạt động triển lãm
- Nghị định số 11/2019/NĐ-CP ngày 30/01/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định có quy định thủ tục hành chính liên quan đến yêu cầu nộp bản sao giấy tờ có công chứng, chứng thực thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Nghị định số 21/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác; Công văn số 230/CP-KGVX ngày 20/5/2015 của Chính phủ về đính chính văn bản
- Thông tư số 01/2018/TT-BVHTTDL nggày 18/01/2018 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết thi hành một số điều tại Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật
- Thông tư số 06/2019/TT-BVHTTDL ngày 01/8/2019 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của hội đồng thẩm định nội dung triển lãm.
* Các hành vi thường gặp:
- Không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tổ chức cuộc thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật theo quy định;
- Tổ chức cuộc thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật mà không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
- Tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật không đúng với nội dung đã thông báo;
- Tổ chức triển lãm mỹ thuật, trại sáng tác điêu khắc không đúng nội dung ghi trong giấy phép;
- Không làm lại thủ tục xin cấp giấy phép triển lãm mỹ thuật theo quy định;
- Tổ chức triển lãm mỹ thuật mà không có giấy phép theo quy định;
- Tổ chức trại sáng tác điêu khắc mà không có giấy phép theo quy định;
- Tổ chức cuộc thi, sáng tác tác phẩm mỹ thuật khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền không chấp thuận.
- Không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tổ chức vận động sáng tác, trại sáng tác, thi, liên hoan tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam theo quy định;
- Tổ chức triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam không đúng nội dung ghi trong giấy phép;
- Không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tổ chức triển lãm;
- Không thông báo lại trong trường hợp thay đổi nội dung ghi trong văn bản đã thông báo theo quy định;
- Tổ chức triển lãm tại Việt Nam không đúng nội dung ghi trong giấy phép
Mục 5. Hành vi vi phạm về di sản văn hóa, gồm 06 điều (điều 0,21,22,23,24,25,26) về các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ di sản văn hóa; điều kiện kinh doanh giám định cổ vật;chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; khai quật khảo cổ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; thông báo, giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được phát hiện
- Luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18/6/2009
- Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật di sản văn hóa;
- Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04/0/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
* Các hành vi thường gặp:
- Viết, vẽ, làm bẩn, làm ô uế di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
- Làm hư hại hiện vật trong bảo tàng, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được đưa vào Danh mục kiểm kê di tích của địa phương;
- Lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
- Làm hư hại nghiêm trọng hiện vật trong bảo tàng, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được đưa vào Danh mục kiểm kê di tích của địa phương.
Mục 6. Hành vi vi phạm về thư viện, gồm 04 điều (điều 26,27,28,29) về các hành vi vi phạm quy định cấm trong hoạt động thư viên; hoạt động của thư viện cộng đồng, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng, thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam; quyền và trách nhiệm của thư viện cộng đồng, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng, thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam; nghĩa vụ của người làm công tác thư viện.
- Luật Thư viện số 46/2019/QH14 ngày 21/11/2019;
- Nghị định số 93/2020/NĐ-CP ngày 18/8/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thư viện
- Thông tư số 01/2020/TT-BVHTTDL ngày 22/5/2020 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Mục 7. Hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực văn hóa, gồm 03 điều (điều 30,31,32) về các vi phạm quy định thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam; hoạt động trò chơi điện tử không kết nối mạng Internet; hoạt động văn hóa cho người khuyết tật, người cao tuổi.
- Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về quản lý hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Thông tư số 26/2018/TT-BVHTTDL ngày 11/9/2018 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về quản lý hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Thông tư số 24/2018/TT-BVHTTDL ngày 23/8/2018 của Bộ Văn hóa, Thể thao và du Lịch ban hành danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác định mã số hàng hóa theo danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu việt nam
* Các hành vi thường gặp:
- Hành vi kinh doanh trò chơi điện tử không kết nối mạng Internet ở địa điểm cách trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông dưới 200 mét.
- Hành vi kinh doanh trò chơi điện tử không kết nối mạng Internet ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ đến 22 giờ mỗi ngày.
- Hành vi không có tem, nhãn kiểm soát, lưu hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền dán trên máy trò chơi điện tử không kết nối mạng Internet theo quy định.
- Hành vi tổ chức trò chơi điện tử không kết nối mạng Internet có nội dung khiêu dâm nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; kích động bạo lực.
- Tổ chức trò chơi điện tử không kết nối mạng Internet có nội dung đồi trụy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Bán, cho thuê băng, đĩa trò chơi điện tử có nội dung khiêu dâm, đồi trụy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; kích động bạo lực.
- Sản xuất băng, đĩa trò chơi điện tử có nội dung khiêu dâm nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; kích động bạo lực.
- Hành vi sản xuất băng, đĩa trò chơi điện tử có nội dung đồi trụy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; làm phương hại đến chủ quyền quốc gia.
Chương III. Hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực quảng cáo, gồm 04 mục, 30 điều (điều 33-62)
- Luật quảng cáo số 6/2012/QH13 ngày 21/6/2012;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2018;
- Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quảng cáo;
- Thông tư số 10/2013/TT-BVHTTDL ngày 06/12/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật quảng cáo và Nghị định số 181/2013/nđ-cp ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quảng cáo;
- Thông tư số 35/2018/TT-BVHTTDL ngày 19/11/2018 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 15/2012/TT-BVHTTDL, Thông tư số 10/2013/TT-BVHTTDL, Thông tư số 11/2014/TT-BVHTTDL và Thông tư số 04/2016/TT-BVHTTDL
- Thông tư số 04/2018/TT-BXD ngày 20/5/2018 về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời
- Quyết định số 26/2017/QĐ-UBND ngày 20/6/2017 của Ủy ban nhân dân Thành phố quy định một số nội dung về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Quyết định số 58/2013/QĐ-UBND ngày 18/12/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
* Các vi phạm thường gặp:
- Vi phạm về viết đặt biển hiệu:
Điều 48. Vi phạm quy định về biển hiệu
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thể hiện đầy đủ trên biển hiệu tên cơ quan chủ quản trực tiếp; tên cơ sở sản xuất kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; địa chỉ, điện thoại;
b) Sử dụng biển hiệu có kích thước không đúng theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Ghi không đúng hoặc ghi không đầy đủ tên gọi bằng tiếng Việt trên biển hiệu;
b) Không viết bằng chữ tiếng Việt mà chỉ viết bằng chữ tiếng nước ngoài trên biển hiệu;
c) Thể hiện tên riêng, tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế bằng chữ tiếng nước ngoài ở phía trên tên bằng chữ tiếng Việt trên biển hiệu;
d) Thể hiện tên gọi, tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế bằng chữ tiếng nước ngoài có khổ chữ quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt trên biển hiệu;
đ) Chiều cao của biển hiệu dọc vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Treo, dựng, đặt, gắn biển hiệu che chắn không gian thoát hiểm, cứu hỏa;
b) Treo, dựng, đặt, gắn biển hiệu lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng;
c) Treo, dựng, đặt, gắn biển hiệu làm mất mỹ quan.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo dỡ biển hiệu đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
- Vi phạm về quảng cáo:
Điều 46. Vi phạm quy định về tổ chức đoàn người thực hiện quảng cáo
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo của đoàn người thực hiện quảng cáo không đúng với thông báo đã gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Quảng cáo của đoàn người thực hiện quảng cáo mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi thực hiện quảng cáo chấp thuận sau khi thông báo nội dung quảng cáo.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo nội dung, hình thức sản phẩm quảng cáo, số lượng người tham gia đoàn người thực hiện quảng cáo; thời gian và lộ trình thực hiện của đoàn người thực hiện quảng cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
Điều 42. Vi phạm quy định về quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn, màn hình chuyên quảng cáo
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Treo, dựng, đặt, gắn mỗi bảng quảng cáo, băng-rôn, màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời không đúng vị trí đã quy hoạch hoặc vị trí đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;
b) Không ghi rõ tên, địa chỉ của người thực hiện quảng cáo trên mỗi bảng quảng cáo, băng-rôn.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo vượt diện tích quy định của bảng quảng cáo, băng-rôn tại vị trí đã quy hoạch hoặc vị trí đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;
b) Không tự tháo dỡ băng-rôn đã hết hạn ghi trong thông báo; không tự tháo dỡ bảng quảng cáo, băng-rôn rách, nát, mất mỹ quan.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
d) Sửa đổi làm sai lệch nội dung quảng cáo đã thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Thông báo không đúng về nội dung quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi thực hiện quảng cáo.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quảng cáo sau đây:
a) Sử dụng âm thanh trên màn hình chuyên quảng cáo đặt ngoài trời;
b) Không thông báo về nội dung, thời gian, địa điểm quảng cáo, số lượng bảng quảng cáo, băng-rôn.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc bổ sung tên, địa chỉ của người thực hiện quảng cáo trên mỗi bảng quảng cáo, băng-rôn đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
b) Buộc tháo dỡ quảng cáo đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1, các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
Điều 43. Vi phạm quy định về quảng cáo làm ảnh hưởng mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội và trên phương tiện giao thông
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi phát tờ rơi quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo tại mặt trước, mặt sau và trên nóc của một phương tiện giao thông;
b) Quảng cáo vượt quá diện tích mỗi mặt được phép quảng cáo của một phương tiện giao thông theo quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo trên tờ rơi làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tang vật đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 33. Vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo thuốc lá;
b) Quảng cáo rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên;
đ) Quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác. (Điều 7, Điều 8 Luật quảng cáo)
2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định (Điều 6 Luật Đầu tư 2020)
Điều 34. Vi phạm quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 3, điểm b khoản 5 và điểm b khoản 8 Điều 12 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định;
b) Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, khoản 1 và khoản 3 Điều 43, khoản 3 Điều 48 Nghị định này;
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ;
b) Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
Điều 35. Vi phạm các quy định về tiếng nói, chữ viết trong quảng cáo
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà không thể hiện bằng tiếng Việt, trừ những trường hợp nhãn hiệu hàng hóa, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài; các từ ngữ đã được quốc tế hóa không thể thay thế bằng tiếng Việt; sách, báo, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài; chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài;
b) Quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà thể hiện khổ chữ nước ngoài vượt quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và không đặt bên dưới chữ tiếng Việt trong trường hợp trên cùng một sản phẩm quảng cáo có sử dụng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 48 Nghị định này;
c) Quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà không đọc tiếng Việt trước tiếng nước ngoài trong trường hợp trên cùng một sản phẩm quảng cáo có sử dụng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài khi phát trên đài phát thanh, truyền hình hoặc trên các phương tiện nghe nhìn.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Chương IV. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo, gồm 09 Điều (điều 63-71)
Điều 63. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định từ Điều 64 đến Điều 70 Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo có quyền lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định.
3. Chỉ huy tàu bay, trưởng tàu, thuyền trưởng đang thi hành nhiệm vụ theo chức năng, quyền hạn được giao thuộc lĩnh vực văn hóa và quảng cáo có quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm xảy ra trên tàu bay, tàu biển và phương tiện thủy nội địa.
Điều 64. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
Điều 71. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 9; khoản 1, khoản 2, các điểm a, c, d và đ khoản 3, điểm b khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều 14: các khoản 1, 2 và 3 Điều 15; khoản 1 Điều 20; điểm c khoản 1 và khoản 2 Điều 26; điểm a khoản 1 và khoản 3 Điều 27; khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 28; Điều 29; khoản 1, điểm a và điểm b khoản 2 Điều 30; khoản 1 Điều 32; khoản 1 Điều 38; khoản 1 Điều 39; khoản 1 Điều 41; Điều 44 và Điều 46 Nghị định này;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1, khoản 2, điểm c khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều 6; Điều 7; khoản 1, khoản 2 và các điểm c, đ, e và g khoản 4 Điều 8; các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 9; Điều 10; các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 11; các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 12; khoản 1 Điều 13; Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 15; khoản 1 và khoản 2 Điều 16; khoản 1 và khoản 2 Điều 17; các khoản 1, 2 và 3 Điều 18; các khoản 1, 2 và 3 Điều 19; các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 20; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; Điều 22; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 25, 26, 27, 28, 29 và 30; các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 31; Điều 32; các khoản 1, 2 và 3 Điều 34; các Điều 35, 36, 37, 38 và 39; các khoản 1, 2 và 3 Điều 40; Điều 41; Mục 3 và Mục 4 Chương III Nghị định này;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này.
Chương V. Điều khoản thi hành, gồm 03 điều (Điều 72-74)
Điều 73. Quy định chuyển tiếp
1. Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo xảy ra trước khi Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết mà Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn thì áp dụng quy định của Nghị định này.
2. Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.
Quảng cáo là cách tốt nhất để giao tiếp với khách hàng. Từ lâu, việc truyền thông quảng cáo được coi như là chiến lược chính để doanh nghiệp phát triển. Thế giới sáng tạo quảng cáo luôn phát triển và xoay vần không