Tiếp thị & Pháp luật

Ở đời, cái gì cũng có giá của nó

  • Chủ nhật, 08:08 Ngày 19/05/2019
  • Trong cuộc sống này, đôi lúc ta sẽ tự hỏi rằng: sao có người hết sức nghèo khổ, có người lại an nhàn sung sướng, có người có một gia đình hạnh phúc, có người lại sống trong cảnh thiếu thốn về mọi mặt… Thật ra, “trên đời cái gì cũng có giá của nó”.

    Cái giá của chần chừ chính là mất mát

    Cái giá của thành công chính là đã trải qua nhiều lần thất bại

    Cái giá của sự giàu có chính là kiệt sức, thiếu thốn về tinh thần

    Cái giá của một người tử tế là chính những thử thách họ phải trả lời suốt đời bằng bản thân.

    Thế nên khi quyết định bất cứ điều gì hãy nghĩ đến cái giá phải trả, quyết định xem nó có đáng không, bản thân có trả được không rồi hãy làm.

    Sống hời hợt với mọi người thì có sẵn sàng trả giá với sự trống vắng không?

    Lười biếng không học hỏi thì có sẵn sàng trả giá với mức lương thấp kém, vị trí nhỏ bé ở chỗ làm không?

    Chần chừ mãi không chịu cố gắng làm việc thì có sẵn sàng trả giá với sự hối hận cắn rứt, nghèo đói mòn kiếp sau này không?

    Nếu biết rằng cái gì cũng có cái giá của nó rồi thì khi đã quyết định làm một cái gì đó thì hãy làm hết sức và đừng hối hận.

    Vì hàng mua rồi chẳng thế trả lại, người đi rồi sao níu giữ, thời gian trôi qua có lấy lại được đâu?

    Mỗi người chỉ sống có một lần. Đời này, đừng để hối tiếc mà nói hai chữ giá như …

    Zalo

     

    Trên đời này cái gì cũng có giá của nó, bởi vậy chỉ nên nhìn vào trong mà không nên so đo tính toán bên ngoài. Nên vui mừng khi người khác được hạnh phúc, bởi để có được điều đó họ đã phải trả bằng sự thành tâm tu dưỡng đức hạnh trong nhiều kiếp, phải chịu khổ phải chịu nhẫn, phải qua nhiều thăng trầm mới có được như vậy. Nên cố gắng tu dưỡng nhiều hơn khi bản thân gặp nhiều điều không vui, bởi cái giá của điều đó chính là do bản thân chưa tu dưỡng đủ, chưa trả hết nợ nghiệp.

    Cái giá của tự do là dằn vặt.

    Cái giá của êm ấm bề ngoài là khổ sở nội tâm.

    Cái giá của thảnh thơi là hời hợt

    Cái giá của an nhàn tự sướng là nghèo.

    Cái giá của năng lực là trách nhiệm

    Cái giá của lãnh đạo là cô đơn

    Cái giá của lười biếng là bất tài

    Cái giá của ỷ lại là hèn kém

    Cái giá của hạnh phúc viên mãn tuổi già chính là bao nhiêu thăng trầm giông bão thời tuổi trẻ…

    Vì nếu không đi qua được những thử thách ấy, chúng ta đã vĩnh viễn chia tay nhau ở tuổi trẻ.

    Nên đừng chúc nhau đầu bạc răng long. Hãy chúc nhau yêu thực sự nồng nàn vào tất cả những ngày còn được sống bên nhau.

    Nếu không được như vậy, thì chúc bạn dũng cảm, ra đi đừng quay đầu lại! Đừng trả giá tới hai lần cho cùng một thứ sai lầm!

    -ST-

    Bạn thấy bài viết hữu ích thì nhớ đánh giá "ĐÁNG XEM" và "CHIA SẺ" để bạn bè cùng đọc nhé!

    Đừng quên nhấn "QUAN TÂM" và truy cập website www.tiepthiphapluat.vn để xem thêm nhiều tin hay hơn nữa!

    TOP