Tiếp thị & Pháp luật

Bác sĩ Đỗ Xuân Trường: Tia cực tím ngăn dịch Corona không trở thành đại dịch

  • Thứ ba, 17:45 Ngày 17/03/2020
  • Lịch sử về tác dụng diệt khuẩn của tia cực tím đã được tìm ra từ năm 1878. Đến năm 1903, bác sĩ Niels Ryberg Finsen được giải nobel y học khi dùng tia cực tím vào mục đích diệt vi khuẩn lao. Cơ chế của tia cực tím này là tác động xuyên qua màng tế bào và phá vỡ ADN của vi khuẩn, virus.

    Những ngày qua, xã hội đang diễn ra dịch cúm corona (COVID-19), đang nóng lên từng ngày, chưa có dấu hiệu của sự suy giảm. Sự lây lan đang diễn ra từ người chưa có triệu chứng cúm đã có thể lây cho người khác. Và gây ra một nỗi sợ mà khủng khiếp đến nỗi, chúng ta không còn dám tập trung đám đông, tham dự lễ hội, các đám tiệc của người thân, gia đình, bà con… Và tệ hơn ở chỗ những người từ vùng dịch trở về đất nước của họ đều bị cách ly. Do đó, làm sao để chúng ta vừa kiểm soát được dịch mà chống lại được lo lắng này.
     
    Bác sĩ Niels Ryberg Finsen được giải nobel y học khi dùng tia cực tím vào mục đích diệt vi khuẩn lao.
     
    Trong các phương pháp ở Việt Nam và một số nước đang sử dụng là đeo khẩu trang, rửa tay, đeo kính….để giảm sự lây nhiễm từ người khác. Có thể nói tất cả chỉ có tác dụng là giảm thôi, chứ không ngăn ngừa triệt để được. Hơn nữa, quan sát một số diễn biến trong thời gian vừa qua như: tinh thần người dân hoang mang, giành giựt khẩu trang trong nhà thuốc, không cho người thân hồi hương, làm đủ mọi thứ để bảo vệ mạng sống của mình... Vậy nên, đại dịch chữa được kiểm soát thì tình người lại là một nỗi lo.
     
     Trong phạm vi của mình, chúng tôi đã đưa ra một biện pháp là áp dụng cách sát khuẩn trong phòng mổ cho các khu vực tiếp xúc khách hàng của thẩm mỹ viện Xuân Trường: Tất cả mọi khách hàng sau khi vô phòng tư vấn – sau khi tư vấn xong thì chúng tôi đều bật đèn tia cực tím 15 phút – . Nó có khả năng tiêu diệt 100% virus – làm sạch không khí trong phòng. Cứ như vậy, ở thẩm mỹ viện Xuân Trường sẽ không cho 2 khách vào một lần, không cho ngồi tập trung đám đông, khi mà khách đi ra sẽ có một nhân viên luôn luôn làm sạch các khu vực, người khách kế tiếp bước vào – chắc chắn sẽ không nhiễm virus từ ở đây.
     
    Do đó, chúng tôi khuyên rằng có thể áp dụng phương phap khử trùng này trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh khác. Ví dụ:
     
    +Đối với máy bay, mỗi khi hành khách xuống, nên làm sạch bằng tia cực tím một lần, để đảm bảo những hành khách chuyến sau được lên một chiếc máy bay sạch. Virus Corona có trong không khí sẽ không lan truyền, nhân rộng từ chuyến bay này sang chuyến bay khác. Không có bệnh viện nào khử khuẩn phòng mổ theo cách mà các hãng bay đang làm cả, vậy các hãng máy bay nên học theo cách của phòng mổ. Vả lại, cách này lại rất rẻ mà cũng dễ làm.
     
    +Đối với trường học, cứ sau một khoảng thời gian nhất định thì lại khử khuẩn bằng tia cực tím một lần, như vậy nếu trong lớp có người mang bệnh sẽ giảm thiểu nguy cơ lây tới những học sinh khác, vì chúng ta không thể cho học sinh nghỉ học thời gian quá dài.
     
    Tia cực tím có thể áp dụng sát khuẩn vào những môi trường công cộng có khả năng nguy nhiễm Corona (COVID -19) cao.
     
    Ở những nơi thường xuyên đón tiếp người lạ như quán ăn, nhà hàng, khách sạn...càng dễ ứng dụng đèn cực tím khử khuẩn mỗi khi làm vệ sinh phòng, khi khách check out, bảo đảm an toàn cho nhân viên, bớt đi nỗi lo nhiễm bệnh.
     
     Ở các khu cách ly cần có bức tường của các tia cực tím. Với các bức tường tia cực tím này, nó sẽ làm cho người dân xung quanh không bị nhiễm virus từ người ở vùng mang bệnh trở về. Cần có không gian ngăn cách bằng tia cực tím giữa vùng bị nhiễm bệnh và vùng sạch thì sẽ ngăn trở các virus lây bệnh di chuyển về phía khu dân cư khỏe mạnh.
     
    Tuy nhiên, tia cực tím này có một số tác hại sau: gây lão hóa da, tiếp xúc trực tiếp bằng mắt có thể bị đục thủy tinh thể, tia cực tím tạo ozon trong không khí cũng ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, khi sử dụng cần được hướng dẫn và huấn luyện bài bản trong việc chống dịch virus corona.
     
    Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Xuân Trường
     
    TOP